Phòng ngừa bệnh virus CORONA- nCoV WHO gọi là COVID-19

Phòng ngừa bệnh virus CORONA- nCoV WHO gọi là COVID-19

16:48 - 06/02/2020

 Phòng ngừa bệnh virus CORONA- nCoV ( nay WHO gọi là COVID-19) 

Theo tài liệu của Tỏ chức y tế thế giới (WHO)  cho biết:

Dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu đối với sự lây lan của virus corona trên toàn thế giới. Trước tình hình như trên, người dân cần nắm đúng, đủ các kiến thức chuẩn xác về dịch bệnh này để chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Bài viết sau đây cung cấp tổng hợp thông tin về virus corona mới, rất cần thiết cho mọi người dân. 

 Vài nét về virus corona và chủng mới của virus corona

Virus corona là gì? Chủng mới của virus corona là gì? 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, virus corona là một họ virus lớn được tìm thấy ở cả động vật và người từ hằng trăm năm nay. Chúng gây ra các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Chủng mới của virus corona hay còn được gọi là Novel coronavirus 2019 (viết tắt 2019-nCoV) là một chủng virus đường hô hấp mới, thuộc “gia đình lớn”.  Virus corona. 2019-nCoV được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 

 

Tại sao 2019-nCoV nguy hiểm?

Đã có phân loại các chủng virus corona trước đây như coronavirus 229E, NL63, OC43 hoặc HKU1 chuyên gây cảm lạnh và viêm đường hô hấp ở người, tuy nhiên chúng chỉ thường gây bệnh nhẹ, ít tử vong. 

Riêng Novel coronavirus 2019 (2019-nCoV) hoàn toàn không giống với những loại trên. Đây là chủng lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Bệnh nhân mắc 2019-nCoV có biểu hiện bệnh nặng hơn đặc biệt trên nền những người có bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh lý thận-nội tiết-tim mạch hoặc người suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, những bệnh nhân nhiễm nCoV-2019 sẽ được điều trị và chăm sóc khác với những người nhiễm các loại coronavirus khác.

 

Virus corona mới có nguồn gốc từ đâu và lây lan thế nào?

WHO cũng như các chuyên gia y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, 2019-nCoV là một betacoronavirus, thuộc họ với virus gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, có nguồn gốc từ động vật (lạc đà, mèo và dơi). 

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Đáng chú ý, sự lây lan này có thể xảy ra liên tục. Virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Việc ho, hắt hơi, ôm ấp, bắt tay, nói chuyện trực tiếp có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm, tuỳ thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus. 

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

 Dấu hiệu nào gợi ý nhiễm virus corona mới?

Dấu hiệu sớm và dễ nhận biết nhất là các triệu chứng viêm đường hô hấp trên 3-4 ngày: đau cổ, rát họng, hắt hơi… Khi virus xâm nhập vào khí phế quản-phế nang sẽ gây viêm phổi (mất 5 đến 6 ngày). Các triệu chứng nặng hơn sẽ xuất hiện vào lúc này như sốt cao, ho, đau tức ngực, khó thở. 

Khi khởi phát, các triệu chứng lâm sàng sẽ không giống như cảm cúm thông thường nữa. Mức độ tổn thương đường hô hấp nặng hơn, tình trạng khó thở tăng lên, suy hô hấp. 

Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona?

 

Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus corona. Tuy nhiên, virus dễ dàng xâm nhập và phát triển mạnh hơn ở những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém. Người cao tuổi, người đang có bệnh nền (đang có bệnh mãn tính trong người như hen phế quản, tiểu đường, tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn. 

 Xác định một người có nhiễm nCoV như thế nào? 

Các cơ sở y tế được phép xét nghiệm mới có thể thực hiện các kiểm tra chẩn đoán chính xác nCoV. 

Để xác định chủng nCoV đó gồm các kỹ thuật: Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing – NGS) và kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. 

Các trường hợp mới nghi nhiễm virus corona, các cơ sở y tế phải làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

 Bảo vệ bản thân trước dịch bệnh do nCoV

Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp do 2019-nCoV như sau:

Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.

– Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

– Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

– Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng…

– Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

– Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

– Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Những người từ Trung Quốc trở về

– Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

  Những người đi đến Trung Quốc

 Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV.

– Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

 Các GS; PGS; TS và Bác sỹ chuyên môn khoa y học cổ truyền thuộc Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Việt Nam ( Viện IVM) đã sưu tầm và thực hiện nghiên cứu trên lâm sàng của nhiều bệnh nhân và đặc biệt trong 2 năm gàn đây Viện IVM đã  chuyển giao bài thuốc Nam y này cho  phòng chẩn trị y học cổ truyền trực thuộc Công ty cổ phần y, dược  Quốc Gia Việt Nam đã chữa khỏi hoàn toàn cho nhiều  bệnh nhân bị cúm do virus bằng bài thuốc  Nam cổ truyền ( kể cả bệnh nhân đã sử dụng hết liệu trình  thuốc nhập khẩu Mitaflu nhưng không khỏi), nhưng chuyển sang sử dụng bài thuốc này đã khỏi). Sau khi sử dụng liên tục 3 ngày  Bài thuốc Nam này, bệnh nhân  đã hết mệt mỏi, hết sốt và trở lại làm việc bình thường; ưu điểm của bài thuốc Nam này là hạ sốt,  nâng cao  hoạt động của hệ miễn dịch, làm suy yếu sự hoạt động của virus; vì vậy  trong khi chờ đợi thuốc đặc hiệu  chữa trị bệnh do virus CORONA gây lên,  Bà con có thể áp dụng bài thuốc này để nâng cao sức đề kháng,  phòng ngừa dịch bệnh  do Virus CORONA . Chúng tôi  xin giới thiệu nguyên bản bài thuốc cổ phương này để đồng bào nhân dân tham khảo, có thể sử dụng để phòng ngừa bệnh dịch 

( lưu ý : bài thuốc này  được sử dụng cho mọi lứa tuổi, mọi cơ địa  và không có tác dụng phụ)

 Cách dùng và liều dùng trong phòng bệnh như sau :

  • Cát căn : 20 gr
  • Tía tô : 15 gr
  • Cỏ mần chầu : 15gr
  • Kinh giới : 10 gr
  • Bạc hà :10 gr
  • Tỏi : 5 nhánh

Tất cả rửa sạch , thái nhỏ cho vào ấm sắc thuốc khoảng 400ml nước, sắc lấy 200 ml, chia uống làm 3 lần trong ngày ( uống ở nhiệt độ khoảng 35-400 C), Uống liên tục từ 3- 5 ngày/ tháng trong thời gian có dịch có tác dụng phòng ngừa rất tốt

Hy vọng bà con sẽ hài lòng về bài thuốc Nam đặc hiệu  này

Đại diện nhóm sưu tầm và ứng dụng: Thsỹ : Phạm Hưng  – P Viện Trưởng : Viện nghiên cứu y học cổ truyền Việt Nam

Bài viết liên quan

Khoai Sâm - Thân thiện với người tiểu đường
Rau má ngọ chữa ung thư trực tràng
Cơ chế rụng tóc do nội tiết tố Androgen
So sánh An cung Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc
Những tác dụng hữu ích từ cây chuối tiêu

Thống kê truy cập